Quảng Ninh: Hiệu quả từ Dự án nuôi cá rô phi công nghiệp

Dự án đầu tư xây dựng vùng nuôi cá Rô phi theo hướng công nghiệp tập trung năm 2015 do Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản (Sở NN&PTNT) làm chủ đầu tư với tổng diện tích là 16ha, thực hiện trên 4 tiểu vùng: tại huyện Tiên Yên 2 tiểu vùng với 8ha; huyện Đầm Hà 1 tiểu vùng diện tích 4ha và huyện Hải Hà 1 tiểu vùng với diện tích 4ha. Công nghệ nuôi áp dụng trong vùng dự án nuôi cá rô phi với mật độ thả là 3 con/m2; cỡ giống thả từ 5-7cm/con; thời gian nuôi 7 tháng (từ tháng 4 đến tháng 11-2015). Qua quá trình khảo sát đã chọn ra được 50 hộ dân tham gia tại 4 tiểu vùng ở các địa phương.

cá rô phi
Kiểm tra chất lượng cá rô phi (Dự án đầu tư xây dựng vùng nuôi cá rô phi theo hướng công nghiệp tập trung năm 2015) tại các huyện miền Đông.

Gia đình ông Vũ Duy Thảo, thôn Hải Sơn, xã Quảng Thành, huyện Hải Hà là một trong những hộ tham gia dự án, ông cho biết: Sau hơn 3 tháng triển khai nuôi cá rô phi tập trung trên diện tích mặt ao với hơn 1 vạn con giống thả từ đầu vụ, mật độ thả 3 con/m2, cỡ giống thả từ 5-7cm/con đến nay tốc độ cá rô phi trưởng thành nhanh, trọng lượng cá đều nhau bình quân từ 800gam đến 1kg. Ông Thảo cho biết thêm: Trước đây gia đình ông đã từng nuôi cá rô phi, nhưng do chất lượng con giống không đảm bảo cung cách sản xuất, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân, nên năng suất, chất lượng thấp, trọng lượng cá chênh lệch lớn trong cùng một thời gian chăn thả. Nhưng nay với sự hỗ trợ về vốn và sự chuyển giao khoa học kỹ thuật đồng bộ con cá rô phi đã chứng minh được những ưu điểm quan trọng.

Để triển khai hiệu quả dự án, Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản đã chủ động cử cán bộ phối hợp với các địa phương tổ chức các đợt tập huấn cho từng tiểu vùng theo đúng tiến độ và chu kỳ nuôi với nội dung như: kỹ thuật nuôi cá rô phi đảm bảo ATTP; phòng và trị bệnh cho cá rô phi; VietGAP trong nuôi trồng thuỷ sản. Theo đó, Chi cục đã tổ chức tập huấn cho 261 lượt người tham gia, thông qua lớp tập huấn các chủ hộ nuôi cá đã có kiến thức cơ bản về nuôi cá rô phi thâm canh theo hướng tập trung và biết cách vận dụng tối đa vào mô hình nuôi thực tiễn của gia đình. Đặc biệt Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản đã chủ động cử cán bộ trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn kỹ thuật (mỗi tiểu vùng 2 cán bộ) thường xuyên phối hợp chặt chẽ với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện, UBND các xã nơi thực hiện dự án và các cán bộ làm công tác khuyến nông - khuyến ngư tại địa phương để chỉ đạo thực hiện dự án đúng tiến độ, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Đối với các hộ dân đã tiếp nhận dự án một cách tích cực bằng việc tham gia đầy đủ các chương trình mà dự án triển khai, đặc biệt là tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật, thông qua các lớp tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật trực tiếp tại ao đầm nuôi, trong quá trình triển khai đã phát hiện kịp thời các vấn đề còn hạn chế từ phía người dân, cũng như cán bộ kỹ thuật để điều chỉnh các yếu tố phát sinh kịp thời, đúng tiến độ, từ đó phối hợp nhịp nhàng trong công tác chỉ đạo và thực hiện đảm bảo đạt được các chỉ tiêu của dự án đề ra.

Xác định rõ trong nuôi trồng thuỷ sản, lấy phương châm “Phòng bệnh là chính - chữa bệnh khi cần thiết”. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, năm 2015 ngay từ đầu vụ Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản đã chỉ đạo các cán bộ phụ trách tại 4 tiểu vùng lên kế hoạch hướng dẫn chi tiết cho các hộ tham gia dự án, tuân thủ thực hiện nghiêm ngặt từ các khâu như: cải tạo, vệ sinh ao đầm nuôi; lấy nước vào ao nuôi trước khi thả giống; chăm sóc quản lý,... áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong quá trình nuôi thả. Bởi vậy, năm 2015 mặc dù có những diễn biến lớn về tình hình bệnh dịch trên tôm nuôi tại một số địa phương, đặc biệt trận mưa lụt lịch sử trên địa bàn tỉnh, kéo dài cuối tháng 7, đầu tháng 8 vừa qua, gây thiệt hại đáng kể cho nghề nuôi trồng thuỷ sản, song tại các tiểu vùng thực hiện dự án nuôi cá rô phi về cơ bản không thấy hiện tượng bệnh dịch xảy ra trên cá ở các hộ nuôi.

Qua đánh giá kết quả nuôi cho thấy 50 hộ/50 hộ nuôi đều đạt năng suất trên 10,5 tấn/ha theo dự kiến, đạt 100% so với chỉ tiêu của dự án đề ra, năng suất nuôi trung bình toàn dự án đạt 11,73 tấn/ha; năng suất cá nuôi thấp nhất đạt 10,80 tấn/ha; năng suất cá nuôi cao nhất đạt 13,06 tấn/ha. Tổng sản lượng cá nuôi của dự án trên 4 tiểu vùng với tổng diện tích là 16ha đạt 187.858 tấn, vượt hơn so với kế hoạch là trên 20 tấn cá. Tổng doanh thu của các tiểu vùng đạt gần 6 tỷ đồng; doanh thu trung bình/ha đạt trên 374 triệu đồng. Đồng chí Đặng Khánh Hùng, Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Nuôi trồng Thuỷ sản cho biết: Nhìn vào kết quả trên có thể khẳng định Dự án nuôi cá rô phi cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt, gấp 3-5 lần so với trồng lúa (khoảng 15 triệu đồng/ha) đặc biệt những vùng đất trồng lúa kém hiệu quả. Điều này khẳng định chủ trương phát triển mở rộng dự án nuôi cá rô phi tại các huyện khu vực miền Đông của tỉnh là đúng hướng và phù hợp với nguyện vọng của đông đảo bà con nông dân. Kết quả dự án là nền móng để xây dựng vùng nuôi cá rô phi tập trung theo hướng công nghiệp, nhằm phát huy tối đa hiệu quả cơ sở hạ tầng vùng nuôi, tạo việc làm, có thu nhập cao và ổn định cho nông dân, từng bước xây dựng vùng nguyên liệu lớn phục vụ tiêu dùng nội địa và chế biến xuất khẩu.

Báo Quảng Ninh, 24/11/2015
Đăng ngày 25/11/2015
Hiếu Trân
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Vệ sinh các thiết bị nuôi tránh gây lây nhiễm ở vụ sau

Ngoài việc thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuẩn bị, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh và cải tạo kỹ ao cũ để đảm bảo chất bẩn, vi khuẩn có hại, dịch bệnh được xử lý triệt để cho ao tôm trước khi bắt đầu vụ mới. Thì bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy, làm thế nào để vệ sinh các thiết bị tránh gây lây nhiễm ở vụ sao đúng cách và an toàn. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thiết bị ao nuôi tôm
• 08:00 08/05/2024

Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo xâm chiếm ở ao nuôi

Trong ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng như một nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Chúng cung cấp dưỡng chất cho các loài động vật thủy sản và giúp duy trì môi trường sống lý tưởng.

Tảo
• 09:50 07/05/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:00 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 09:53 06/05/2024

Nguồn tín chỉ carbon xanh dương từ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là nguồn tín chỉ carbon xanh dương - sản phẩm đắt tiền và cao cấp của tự nhiên và Việt Nam có tiềm năng lớn. Số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết hiện nay tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam khoảng 200.000 ha. Với diện tích này, Việt Nam đứng top đầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới. Theo đánh giá với 1ha rừng ngập mặn có khả năng hấp thụ carbon cao gấp 5 lần so với 1ha của rừng trên cạn.

Rừng ngập mặn
• 05:16 09/05/2024

Hiện tượng tẩy trắng san hô: Hệ quả của biến đổi khí hậu

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), năm 2024 được dự đoán là thời điểm mà chúng ta sẽ phải đối mặt với hiện tượng tẩy trắng san hô trên toàn cầu lần thứ tư sau ba đợt tẩy trắng trước đó lần lượt vào năm 1998, 2010 và 2014 - 2017.

San hô
• 05:16 09/05/2024

Một số giải pháp kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết tiếp tục thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Ao nuôi tôm
• 05:16 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 05:16 09/05/2024

Vệ sinh các thiết bị nuôi tránh gây lây nhiễm ở vụ sau

Ngoài việc thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuẩn bị, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh và cải tạo kỹ ao cũ để đảm bảo chất bẩn, vi khuẩn có hại, dịch bệnh được xử lý triệt để cho ao tôm trước khi bắt đầu vụ mới. Thì bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy, làm thế nào để vệ sinh các thiết bị tránh gây lây nhiễm ở vụ sao đúng cách và an toàn. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thiết bị ao nuôi tôm
• 05:16 09/05/2024